Những điểm du lịch Bạc Liêu “siêu lòng” du khách

Bạc Liêu là tỉnh nằm ở miền Tây Nam Bộ, thuộc khu vực đồng bằng sông Cửu Long, là vùng đất đã trải qua bao biến cố, thăng trầm của lịch sử và đang ngày càng phát triển hơn. Bạc Liêu là vùng đất hấp dẫn du khách không chỉ với giai thoại về công tử Bạc Liêu mà còn bởi những điểm đến thú vị. Hãy khám phá những điểm du lịch Bạc Liêu thú vị và và thu hút cực đông du khách đến mỗi năm.

 

Những địa điểm du lịch Bạc Liêu

1. Cánh đồng quạt gió Bạc Liêu

Từ thành phố Bạc Liêu theo đường Cao Văn Lầu đi ra phía biển, ở địa phận ấp biển Đông A, xã Vĩnh Trạch Đông là nhà máy điện gió Bạc Liêu. Cánh đồng quạt gió cách trung tâm thành phố khoảng 20km nhưng đi cách từ xa cả chục cây số bạn đã có thể nhìn thấy những trụ turbine lắp cánh quạt quay đều như những chong chóng khổng lồ. Cánh đồng này có tổng cộng 62 quạt gió, mỗi cột turbine cao 80m, đường kính 4m, nặng trên 200 tấn, được chế tạo bằng thép không gỉ, cánh quạt dài 42m được làm bằng nhựa đặc biệt, khi thời tiết xấu cánh quạt có thể gập gọn lại để tránh hư hỏng.

Cánh đồng quạt gió Bạc Liêu

Những cây quạt gió như những chong chóng khổng lồ (Ảnh ST)

Đây chính là địa điểm chụp ảnh yêu thích của giới trẻ khi đến với Bạc Liêu. Thời gian thích hợp nhất để chụp ảnh ở đây là khoảng lúc 3, 4 giờ chiều bởi lúc này trời nắng không quá gắt khiến bạn khó chịu nhưng vẫn đủ sáng sủa và mát mẻ để cho ra đời những tấm hình sống ảo xinh đẹp nhất. Tuy nhiên, nếu muốn vào đây tham quan chụp ảnh thì các bạn phải xin phép bảo vệ và những người canh gác

Địa điểm sống ảo thú vị của giới trẻ

Địa điểm sống ảo thú vị của giới trẻ (Ảnh ST)

2. Khu du lịch Nhà Mát

Khu du lịch nhà mát Bạc Liêu đã trở thành địa điểm quen thuộc của du khách trong những năm gần đây. Nhà Mát còn được du khách gọi là “Suối Tiên của miền Tây” bởi du khách sẽ có những giây phút thư giãn thoải mái khi hòa mình cùng sóng biếc như đang trên biển thật. Điều gây ấn tượng đầu tiên với du khách chính là hình dạng cổng vào khu bãi tắm được thiết kế với hình ảnh con bạch tuộc nâng chiếc thuyền lên cao khá đẹp mắt.

Khu bãi tắm nhân tạo

Khu bãi tắm nhân tạo (ảnh ST)

Khu bãi tắm nhân tạo nằm trong khu du lịch Nhà Mát có tổng diện tích hơn 20ha nằm ngay ven bờ biển Bạc Liêu được thiết kế với nhiều khu vực tắm dành cho cả người lớn và trẻ em, hệ thống sóng biển tạo cho người tắm cảm giác như đang hòa mình cùng biển xanh thật và một số trò chơi nhẹ nhàng hay cảm giác mạnh tạo sự hứng thú cho du khách. Ngoài ra, khu du lịch Nhà Mát còn nhiều công trình khác như khuôn viên xanh ven bãi biển, sân khấu đa năng, khu resort cao cấp, khu ẩm thực, khu nhạc nước thiết kế theo công nghệ Singapore… để phục vụ nhu cầu thiết yếu của khách du lịch khi đến đây tham quan, vui chơi giải trí

Khu du lịch Nhà Mát từ trên cao nhìn xuống

Khu du lịch Nhà Mát từ trên cao nhìn xuống (ảnh ST)

3. Nhà công tử Bạc Liêu

Nhà công tử Bạc Liêu tọa lạc tại số 13 Điện Biên Phủ, phường 3, thành phố Bạc Liêu, được xây dựng vào khoảng năm 1919. Ngôi nhà do kỹ sư người Pháp thiết kế và tất cả vật liệu để xây dựng đều được đưa từ Pháp qua, được xem là ngôi nhà bề thế nhất ở Nam Kỳ lục tỉnh lúc bấy giờ.

Phía ngoài nhà công tử Bạc Liêu

Phía ngoài nhà công tử Bạc Liêu (ảnh ST)

Sau một thời gian trùng tu, ngôi nhà vẫn giữ được kiến trúc xưa và hiện nay ngôi nhà được sử dụng như bảo tàng để du khách tham quan được tận mắt xem những hình ảnh, những hiện vật của gia đình công tử Bạc Liêu từng sử dụng. Đến thăm nhà công tử Bạc Liêu, du khách sẽ được thấy cuộc sống vàng son một thời của gia đình từng nức tiếng giàu và cậu Ba Huy – người được mệnh danh là công tử Bạc Liêu mà cho đến nay vẫn có rất nhiều người biết tiếng

Một góc trưng bày hào nhoáng ở nhà công tử Bạc Liêu

Một góc trưng bày hào nhoáng ở nhà công tử Bạc Liêu (ảnh ST)

4. Sân chim Bạc Liêu

Khu bảo tồn thiên nhiên vườn chim Bạc Liêu thuộc xã Hiệp Thành, cách thành phố Bạc Liêu khoảng 6km. Trước kia, khu bảo tồn này là thảm rừng ngập mặn ven biển với hệ sinh thái ngập mặn tự nhiên rất đa dạng và phong phú. Tuy nhiên, do sự bồi tụ tự nhiên mà thảm rừng này ngày càng xa biển và chỉ còn sót lại một phần tạo thành vườn chim như hiện nay. Hệ sinh thái rừng ngập mặn có diện tích trên 385ha, là nơi cư trú và làm tổ của nhiều loài thực vật, chim, ếch nhái,…

Vườn chim Bạc Liêu là nơi sinh sống của rất nhiều loài thực vật và động vật

Vườn chim Bạc Liêu là nơi sinh sống của rất nhiều loài thực vật và động vật (ảnh ST)

Vườn chim luôn tạo ra những bất ngờ sửng sốt cho du khách đến tham quan. Khi mới bước chân vào đây, du khách sẽ nhìn thấy ngay cảnh náo nhiệt của một sân chim tự nhiên, trứng chim nằm rải rác đó đây trên mặt đất như những hòn cuội trắng. Thú vị nhất là đứng trên ngọn tháp canh cao bằng ngọn cây, mơ màng ngắm cảnh đàn chim đi ăn xa lũ lượt bay về tổ lúc chiều buông xuống, những đàn chim bay rất trật tự, tách biệt giữa sắc lông và chủng loại che kín bầu trời

Hệ sinh thái đa dạng ở vườn chim Bạc Liêu

Hệ sinh thái đa dạng ở vườn chim Bạc Liêu (ảnh ST)

5. Tháp cổ Vĩnh Hưng

Cách trung tâm thành phố Bạc Liêu khoảng 20km, tháp cổ Vĩnh Hưng nằm ở xã Vĩnh Hưng A, huyện Vĩnh Lợi. Tháp cổ Vĩnh Hưng là di tích kiến trúc cổ duy nhất còn được bảo tồn ở miền tây có giá trị về mặt nghệ thuật văn hóa được một nhà khảo cổ Pháp phát hiện năm 1911. Tháp Vĩnh Hưng được xây dựng với cấu trúc khá đơn giản và mộc mạc trên mảnh đất rộng, cao hơn mặt ruộng 50cm.

Tháp cổ Vĩnh Hưng ở Bạc Liêu

Hình ảnh tháp cổ Vĩnh Hưng ở Bạc Liêu (ảnh ST)

Tháp nằm gần bờ mép phía Đông của dải đất, chân tháp hình chữ nhật, mặt cửa tháp chếch về hướng Tây, bên trong gồm một phòng có nền hình chữ nhật, móng nổi tường dầy đứng thẳng, nóc cao uốn thành vòm. Qua nhiều lần khai quật, các nhà khảo cổ tìm thấy nhiều hiện vật như: bàn tay tượng thần bằng đồng, thân dưới tượng nữ thần bằng đá thạch sanh, tượng nữ thần bằng đá xanh, đầu tượng phật bằng đồng… Tuy nhiên, ngày nay du khách đến tháp không còn thấy những cổ vật này mà thay vào đó là bộ linga và yoni bằng đá mới được đặt vào

Bộ linga và yoni tượng trưng cho âm dương

Bộ linga và yoni tượng trưng cho âm dương (ảnh ST)

6. Biển Bạc Liêu

Không hào hoa, tráng lệ, những bãi cát trắng tuyệt đẹp như Vũng Tàu, Nha Trang… bờ biển Bạc Liêu vẫn còn nét hoang sơ, mộc mạc nhưng lại có những bãi bồi xa tít mang đến những đặc sản miền biển tươi rói. Biển Bạc Liêu với 156km bờ biển và các cửa biển quan trọng như Gành Hào, Nhà Mát, Cái Cùng… Bao quanh biển là hàng cây bần, mắm ngả nghiêng trong gió và hàng dừa nước lung linh nghiêng mình trong gió.

Không gian đêm yên tĩnh ở biển bạc Liêu

Không gian đêm yên tĩnh ở biển bạc Liêu (ảnh ST)

Tại đây, du khách có thể thả mình trong những ngôi nhà trên biển, nhấm nháp hải sản và hít căng lồng ngực những làn gió biển mát rượi. Những hàng quán ăn uống quanh biển không nhạc xập xình ồn ào, đèn điện đủ sáng chứ không rực rỡ, nhấp nháy xanh đỏ. Du khách cũng có thể đi bộ trên chiếc cầu bê tông bắc qua khu Nhà Mát ngoài khơi sẽ có cảm giác chao đảo như đang cưỡi trên lưng sóng biển

Biển Bạc Liêu

Biển Bạc Liêu (ảnh ST)

7. Quần thể kiến trúc nhà tây

Không giống với một số tỉnh, thành phố khác, Bạc Liêu hiện nay còn khá nhiều dinh thự, biệt thự xây theo kiến trúc phương Tây ở thị xã Bạc Liêu. Tại công viên hàng me có rất nhiều dinh thự, công sở trang nghiêm như: tòa hành chính, tòa án, dinh bố, nhà hội đồng Trạch… Quần thể kiến trúc nhà tây này đều được xây dựng từ các vật liệu xây dựng như: thép đúc, cửa, cẩm thạch lát nền, gạch… đều được chở từ Pháp qua.

Quần thể kiến trúc nhà Tây ở Bạc Liêu

Quần thể kiến trúc nhà Tây ở Bạc Liêu (Ảnh ST)

Các ngôi nhà tây này đều có kiến trúc của những năm đầu thế kỷ 20, mỗi nhà đều có không gian thoáng đãng xung quanh, phần đằng trước đối xứng nhau, mái lợp ngói hình bát giác, các xà nối ngang như chùa, bên trong nhà thường là những hành lang, vòm trần cao vút. Vì vậy, quần thể kiến trúc nhà tây ở Bạc Liêu mang một sắc thái riêng khác hẳn những nhà biệt thự Pháp ở Hà Nội, Sài Gòn, Đà Lạt…

Những ngôi nhà được thiết kế theo kiểu hiện đại

Những ngôi nhà được thiết kế theo kiểu hiện đại (ảnh ST)

8. Chùa Xiêm Cán

Thuộc xã Hiệp Thành, là một trong những ngôi chùa Khmer lớn và đẹp nhất trong hệ thống chùa Khmer ở Nam Bộ. Chùa Xiêm Cán mang kiến trúc Angkor của người Campuchia, thể hiện ở những họa tiết độc đáo nơi mái vòm, tường, các hàng cột và cầu thang. Ngày nay, người ta có thể cảm nhận được một sắc thái văn hóa đang phồn thịnh và rất đặc trưng của người Khơ-me đang từng ngày được giữ gìn, phát huy nhằm làm đẹp, phong phú và đa dạng hơn cho văn hóa Việt Nam.

Chùa Xiêm Cán mang kiến trúc Angkor của người Campuchia

Hình ảnh chùa Xiêm Cán mang kiến trúc Angkor của người Campuchia (ảnh ST)

Là một quần thể kiến trúc gồm chính điện, sala, nhà ở của các sư sãi, tháp đựng hài cốt, am… Du khách sẽ ngỡ ngàng trước một khuôn viên chùa bao la rộng lớn, một không gian yên tĩnh, bầu trời trong xanh, nắng vàng soi qua kẽ lá, tiếng chim hót văng vẳng từ xa, không khí trong lành… khiến tâm hồn du khách cảm thấy thư thái lạ thường

Vẻ đẹp của chùa Xiêm Cán

Vẻ đẹp của chùa Xiêm Cán (ảnh ST)

9. Vườn nhãn cổ

Nằm trên địa bàn 2 xã Hiệp Thành và Vĩnh Trạch Đông thuộc thành phố Bạc Liêu có khu vườn nhãn cổ độc nhất vô nhị của vùng đồng bằng sông Cửu Long. Khu vườn này quy tụ hàng trăm cây nhãn có dáng vẻ gân guốc, uốn lượn cổ quái, mang đậm dấu ấn thời gian. Thiên nhiên hào phóng đã ban tặng cho Bạc Liêu những giồng đất bồi màu mỡ ven biển, đã trở thành đất lành cho 2 giống nhãn Su-bic và Tu-huyt di thực từ Trung Hoa về, bén rễ và tồn tại cả trăm năm.

Những gốc nhãn cổ thụ

Những gốc nhãn cổ thụ (ảnh ST)

Trước đây, vườn nhãn này đem đến năng suất trung bình mỗi cây từ 300 – 400kg/ vụ mỗi năm. Tuy nhiên đến nay di cây bị già cỗi và thoái hóa nên một số chủ vườn đã chuyển hướng kinh doanh vườn nhãn thành dịch vụ du lịch. Hiện nay, lượng khách đến thăm vườn nhãn hàng ngày càng nhiều do không khí thoáng mát cùng hương thơm của nhãn. Sẽ thú vị biết bao khi được nằm dưới những tán nhãn cổ thụ đung đưa đón ngọn gió từ biển thổi vào, cảm nhận cái không gian ngọt ngào mùi hương nhãn và thả hồn vào thiên nhiên xinh đẹp. Đến đây vào mùa nhãn chín, khách tham quan còn có thể thưởng thức những trái nhãn thơm ngon, đậm chất miệt vườn

Hát dạ cổ dưới những gốc nhãn cổ thụ

Hát dạ cổ dưới những gốc nhãn cổ thụ (ảnh ST)

10. Nhà thờ Tắc Sậy

Nhà thờ Tắc Sậy là một trong những điểm tham quan ấn tượng ở tỉnh Bạc Liêu. Nơi đây gắn liền với những câu chuyện cảm động về cuộc đời của cha Trương Bửu Diệp, người có công lớn với tín đồ công giáo khu vực này. Nhà thờ mang kiến trúc lạ và độc đáo gồm có 3 tầng: tầng trệt là nơi để khách nghỉ ngơi, tầng 2 và 3 là nơi dâng thánh lễ với tiền sảnh rất rộng.

Nhà thờ Tắc Sậy nổi tiếng ở Bạc Liêu

Nhà thờ Tắc Sậy nổi tiếng ở Bạc Liêu (ảnh ST)

Đến với nhà thờ Tắc Sậy, ngoài việc viếng thăm mộ phần của cha Bửu Diệp thì du khách có thể chiêm ngưỡng kiến trúc độc đáo của nhà thờ, đây được xem là một trong những nhà thờ đẹp nhất trong các tỉnh miền Tây. Hàng ngày có rất đông tín đồ hành hương và du khách ghé thăm nhà thờ Tắc Sậy để viếng cha Bửu Diệp và đây cũng là điểm tham quan hấp dẫn trong các tour du lịch miền Tây

Nơi thờ Cha Diệp

Nơi thờ Cha Diệp (ảnh ST)

 

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *